Người Pháp dòm ngó đến Côn Đảo, vua Gia Long thẳng thắn khước từ ra sao?
Trận thua trước Nha Trang Dolphins khiến Hanoi Buffaloes mất ngôi đầu bảng xếp hạng về tay Saigon Heat khi có tỷ lệ thắng 72% so với 76% của đối thủ. Ngôi nhất, nhì bảng xếp hạng sẽ định đoạt sau trận đấu giữa CLB Saigon Heat với CLB Ho Chi Minh City Wings lúc 19 giờ 30 hôm nay. Trong khi đó, CLB Nha Trang Dolphins xếp hạng ba với 12 trận thắng, 6 trận thua. Đội bóng phố biển Nha Trang còn để lại dấu ấn rất đáng nhớ khi toàn thắng 6 trận trên sân nhà.Chuẩn bị nhân lực cho sân bay Long Thành
Hai gương mặt mới được giới thiệu tại Nhã Lam Art gồm nghệ sĩ Thanh Tùng với nghệ thuật chế tác pháp lam, họa sĩ Mỹ Linh với dòng tranh khắc gỗ phá bản khổ lớn và nhóm có Vi Cự Việt Nhân với các sản phẩm gốm, tượng thủ công mô phỏng các hiện vật, nhân vật lịch sử Việt Nam. Hội chợ diễn ra trước thềm xuân Ất Tỵ 2025, là cơ hội để người thưởng lãm được nhìn ngắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ phối chạm, kết hợp các chủ đề lịch sử, đương đại để làm nổi bật tính gắn kết gia đình dịp tết đến xuân về, dù có nghệ thuật đã thất truyền và đang được phục dựng, tái tạo với nỗ lực đáng trân trọng, chẳng hạn nghệ thuật pháp lam mà anh Thanh Tùng đang theo đuổi. Nghệ thuật pháp lam có từ đầu thế kỷ 19 (thời vua Minh Mạng), song vì chiến tranh nên thất truyền. Là người lần mò học hỏi và không có nền tảng về hội họa, anh Thanh Tùng đã gặp không ít khó khăn khi chọn tái hiện nghệ thuật chạm khắc độc đáo này để giới thiệu đến khán giả một loại hình tuy hiếm ở Việt Nam nhưng tính ứng dụng cao. Theo anh Tùng, hiện nay tại Việt Nam, ngoài Huế, nếu muốn tìm hiểu về pháp lam có những địa điểm như ở TP.HCM, An Giang hay một số nơi ở Hà Nội. Tại hội chợ, anh trưng bày một số tác phẩm độc đáo cho thấy khá rõ nét kỹ thuật pháp lam. Cũng theo chia sẻ của anh, nghệ thuật này khó nhưng có thể áp dụng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, trang sức, nội thất; riêng anh thích và thấy dễ phối hợp là kết hợp nghệ thuật pháp lam với gỗ. Còn với họa sĩ Mỹ Linh, đây là lần đầu tiên tranh khắc gỗ phá bản của chị được ra mắt tại Nhã Lam với khổ lớn - dòng tranh với kỹ thuật khó và đòi hỏi sự nghiêm cẩn trong quá trình sáng tác. Các bức tranh của nữ họa sĩ được trưng này đều là những bức khổ lớn với chạm khắc tinh tế, khắc họa nhiều hình thái sống động của thiên nhiên. Hội chợ là dịp để họa sĩ Mỹ Linh "trổ tài" biểu diễn và giới thiệu đến công chúng nghệ thuật in tranh khắc gỗ và những nét đặc trưng của dòng tranh này trong workshop mở rộng ngày 18.1 tới. Nhóm Vi Cự Việt Nhân trước đó gây chú ý với thú chơi mô hình chiến binh các nhân vật lịch sử, đem đến hội chợ những mô hình nhân vật và mô hình đầu rồng được đúc bằng gốm, các ấn được đúc bằng đồng. Các tượng, hiện vật này được chế tác bằng tay, ví dụ như các mô hình chiến binh được tham khảo kỹ lưỡng về phông nền lịch sử, văn hóa rồi mới chế tác, sau đó đến các chi tiết như mũ giáp, binh khí cũng được dựa vào mô tả trong lịch sử để phục hiện. Bên cạnh 3 dòng sản phẩm chính gồm đồ thủ công chế tác bằng/kết hợp với kỹ thuật pháp lam, tranh khắc gỗ phá bản và mô hình chiến binh, các hiện vật lịch sử, hội chợ còn là không gian để người thưởng thức tìm hiểu và đấu giá các tác phẩm gốm xưa cũng như tranh màu nước của họa sĩ Hồ Hưng.Gốm xưa cũng như tranh màu nước Hồ Hưng đã được giới thiệu trước đó, độc đáo là lần này, có 3 phiên bản tranh giới hạn của Hồ Hưng được giới thiệu gồm Miền quê lao xao, Thu heo may và Nằm nghe biển hát.Điểm chung trong các tác phẩm nghệ thuật, thủ công của các nghệ sĩ là những sáng tạo đòi hỏi tính bền bỉ. Bà Nguyễn Giáng Xuân, nhà sáng lập Nhã Lam Art, nhận thấy điều đó và chia sẻ rằng nhiều người chơi hoặc người thưởng lãm có thể mua hàng từ nước ngoài về với giá rất cao, song Nhã Lam chọn 3 trường hợp này để giới thiệu đến công chúng vì bản thân mỗi loại hình như thế tự thân nó đã có những câu chuyện nối kết lịch sử với đương đại, thông qua đó chạm đến nếp văn hóa nếp nhà của người Việt từ xưa đến nay. So với tranh sơn dầu, tranh khắc gỗ phá bản khó chỉnh sửa hơn, kỹ thuật đòi hỏi khắt khe, sự sáng tạo đòi hỏi phải bền bỉ. Kỹ thuật pháp lam cũng thế, bởi như anh Thanh Tùng nhìn nhận, nếu muốn học kỹ thuật này một cách bài bản, nếu có điều kiện nên sang nước ngoài và đầu tư bộ dụng cụ để chế tác kỹ thuật này. Nhóm Vi Cự Việt Nhân biết rằng làm những mô hình lịch sử (trải dài từ thời Lý - Trần đến thời Nguyễn) không chỉ khó nhọc mà còn có thể dẫn đến những tranh cãi về tính đúng sai của lịch sử. "Tranh cãi là chuyện của những nhà nghiên cứu lịch sử, còn việc của mình là làm ra những mô hình này. Phải có mô hình trước, sau đó tụi mình sẽ lắng nghe những góp ý để hoàn thiện dần", đại diện nhóm chia sẻ. Những nghệ sĩ trẻ này chọn lối đi hẹp để tiếp cận với những loại hình thủ công, mỹ thuật đòi hỏi nhiều tâm huyết, tài chính. Như trường hợp của anh Thanh Tùng, lấy công việc khác để "nuôi" việc học hỏi và phát triển pháp lam, song nhờ tình yêu, niềm đam mê và sự cần mẫn, những sáng tác của họ có đời sống riêng, hấp dẫn.
Trang trại trái cây 'chuẩn quốc tế' giữa đại ngàn
Brazil, quốc gia giữ chức chủ tịch BRICS vào năm 2025, cho hay các quốc gia thành viên đã chấp thuận việc Indonesia gia nhập theo sự đồng thuận như một phần của động thái mở rộng được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh năm 2023 của khối này tại thành phố Johannesburg của Nam Phi, theo Reuters.Brazil lưu ý rằng nỗ lực của Indonesia đã được BRICS bật đèn xanh vào năm 2023 nhưng quốc gia Đông Nam Á này đã yêu cầu gia nhập sau cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào năm ngoái. Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nhậm chức vào tháng 10.2024.Chính phủ Brazil nhấn mạnh: "Indonesia chia sẻ với các thành viên khác của nhóm về sự ủng hộ đối với việc cải cách các thể chế quản trị toàn cầu và đóng góp tích cực vào việc tăng cường hợp tác ở Nam Bán cầu".Trước đó, vào tháng 10.2024, Ngoại trưởng Indonesia Sugiono đã nhấn mạnh: "Việc Indonesia gia nhập BRICS thể hiện chính sách đối ngoại chủ động độc lập của nước này. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi gia nhập một khối nào đó, nhưng chúng tôi tích cực tham gia mọi diễn đàn". Ông Sugiono khi đó còn nhấn mạnh BRICS phù hợp với các chương trình chính phủ quan trọng của Tổng thống Prabowo, "đặc biệt là về an ninh lương thực và năng lượng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực". Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cho hay hơn 30 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, dù hiện vẫn chưa rõ ràng về cách thức mở rộng này sẽ diễn ra như thế nào. Các thành viên hiện tại của BRICS bao gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Iran, Nam Phi và UAE.
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Mua dâu tây bị đánh tráo cà chua
Có khoảng 60 đại biểu quốc tế, gồm đại diện WEF, lãnh đạo mạng lưới C4IR thế giới, lãnh đạo các tập đoàn công nghệ, tài chính hàng đầu trên thế giới tham dự sự kiện. Theo đánh giá của các đại biểu, Việt Nam hội tụ nhiều yếu tố, điều kiện cần thiết để phát triển thị trường tài chính hiện đại, hướng đến hình thành trung tâm tài chính quốc tế và khu vực. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, thành phố đang tập trung tái cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững, cam kết mạnh mẽ về phát triển các ngành then chốt như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), hạ tầng số… Thành phố đang hình thành cơ chế khuyến khích trí tuệ nhân tạo và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Tháng 9.2024 vừa qua, với sự phối hợp chặt chẽ của WEF, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) TP.HCM đã hình thành và đi vào hoạt động. Đây là một nỗ lực lớn, có tính đột phá để hướng tới thành phố dịch vụ công nghiệp hiện đại. Ông cũng cho biết, mục tiêu đưa TP.HCM trở thành thành trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là khát vọng của thành phố mà còn là quyết tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ông Naga Chandrasekaran, Phó chủ tịch Điều hành và Giám đốc Hoạt động toàn cầu của Intel cho biết, đến nay, Intel đã xuất khẩu khoảng 29 tỉ USD hàng hóa từ Việt Nam, chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu của hãng. Intel cam kết sẽ tích cực đồng hành cùng Việt Nam trong nỗ lực tăng trưởng ít nhất 8% năm 2025 và hai con số trong những năm tới, thông qua việc mang thêm nhiều các nhà cung cấp trên toàn cầu tới Việt Nam, hỗ trợ hình thành trung tâm tài chính TP.HCM cũng như mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0. "Intel đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Việt Nam và chúng tôi cam kết phát triển có trách nhiệm, tích cực đóng góp vào các mục tiêu chiến lược, các sáng kiến xanh của Việt Nam", ông Naga Chandrasekaran nói. Ông Nobumitsu Hayashi, Thống đốc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), cho biết theo khảo sát gần đây, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn thứ nhì với các doanh nghiệp Nhật Bản, chỉ sau Ấn Độ. JBIC cam kết hỗ trợ phát triển hạ tầng năng lượng sạch tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, cũng như tiếp tục hợp tác trong phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM. Đánh giá cao các nội dung được thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, vừa qua, việc Trung tâm C4IR TP.HCM được thành lập góp phần tích cực triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Với quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tiếp tục góp ý để đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng mang tính căn cơ, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, giải quyết cả các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài. Thủ tướng kỳ vọng Trung tâm C4IR trở thành hạt nhân đổi mới sáng tạo, phát triển xứng tầm với TP.HCM và lan tỏa ảnh hưởng tích cực của WEF, góp phần giải quyết các vấn đề của Việt Nam, khu vực và thế giới. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các tập đoàn lớn chia sẻ kinh nghiệm, cách làm để có thể hình thành nhanh Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM trong khoảng 5 - 10 năm tới.Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có kết quả cụ thể, cân đong đo đếm được".